TẾT TRUNG THU – TẾT CỦA GIA ĐÌNH

bánh trung thu 03

Tết Trung Thu có nguồn gốc từ nền văn minh lúa nước khởi nguồn từ đồng bằng sông Hồng. Tết trung thu có từ xa xưa đã được tổ tiên người Việt in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Vào giữa tháng 8 Âm Lịch, khí trời mát mẻ, mùa vụ của năm đang chuẩn bị thu hoạch, đây là thời gian thảnh thơi nhất của người nông dân và có thời gian tổ chức các ngày hội vui chơi. Nên đây được hiểu là ngày lễ của người Việt Nam.

Khi nhà Hán chiếm Trung Nguyên, Nam Dương Tử cũng cho du nhập luôn nét văn hoá gốc nông nghiệp của người Việt và sau này người Hoa cũng tiếp nhận nền văn hoá này và kế đó Tết Trung Thu trở thành ngày lễ truyền thống ở các nước Đông Nam Á như Nhật Bản, Hàn Quốc.

Tết Trung Thu bắt nguồn từ đâu?

Tết Trung Thu có nguồn gốc từ nền văn minh lúa nước khởi nguồn từ đồng bằng sông Hồng. Tết trung thu có từ xa xưa đã được tổ tiên người Việt in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Vào giữa tháng 8 Âm Lịch, khí trời mát mẻ, mùa vụ của năm đang chuẩn bị thu hoạch, đây là thời gian thảnh thơi nhất của người nông dân và có thời gian tổ chức các ngày hội vui chơi. Nên đây được hiểu là ngày lễ của người Việt Nam. Khi nhà Hán chiếm Trung Nguyên, Nam Dương Tử cũng cho du nhập luôn nét văn hoá gốc nông nghiệp của người Việt và sau này người Hoa cũng tiếp nhận nền văn hoá này và kế đó Tết Trung Thu trở thành ngày lễ truyền thống ở các nước Đông Nam Á như Nhật Bản, Hàn Quốc.

Vào đúng ngày trăng rằm, thường thì các gia đình đều tụ họp sum vầy bên nhau, cha mẹ bày những mâm cổ gồm bánh kẹo, trái cây và đặc biệt là bánh trung thu để cúng khi trăng vừa lên cao. Trẻ con thì tự mình làm ra những chiếc lồng đèn xinh xinh thắp bằng nến để đi rước đèn cùng các bạn quanh xóm. Đây là nhịp để gia đình tề tựu và quây quần bên nhau thưởng thức những chiếc bánh trung thu cùng với trà, giúp cho các mối quan hệ trong gia đình ngày thêm khắn khít. Thời xưa, người Việt còn có bài hát Trống Quân được hát vào dịp này với 3 từ quen thuộc “thình, thùng, thình”. Nhiều nhà trong xóm còn tổ chức hội ngắm trăng, người xưa quan niệm, nhìn mặt trăng lúc rằm tháng 8 giúp đôi mắt sáng hơn và nhìn trăng người ta có thể dự đoán được mùa màng trong năm thất bát hay trúng mùa. Đây cũng là một nét rất hay của người Việt chúng ta ngày xưa.

Các loại bánh dùng trong ngày Tết Trung Thu

Bánh nướng

Bánh nướng trung thu thường được làm rất tỉ mỉ và phải qua nhiều công đoạn để hoàn thành chiếc bánh như làm vỏ bánh, làm nhân, ép khuôn, nướng,… làm sao cho màu lớp vỏ bên ngoài có màu vàng và bóng láng còn nhân bên trong vẫn giữ được mùi vị thơm, đặc trưng của từng loại nhân. Thông thường nhân được làm bằng nhân các loại đậu như đậu xanh, đậu đỏ,…hoặc nhân thập cẩm bao gồm lá chanh thái chỉ, thịt mỡ, mứt, hạt dưa, lạp xưởng,…và không quên trứng vịt muối được cho vào giữa nhân. Ngày nay, bánh trung thu được sản xuất bằng các công nghệ hiện đại và công nghiệp hoá, các nhà sản xuất bánh trung thu cũng làm đa dạng hơn các loại bánh cũng như mẫu mã giúp người tiêu dùng thoải mái lựa chọn mà không phải tốn nhiều thời gian để tự làm bánh như thuở xa xưa.

bánh trung thu 02

Bánh dẻo

Những chiếc bánh dẻo trung thu với vỏ bánh được làm từ bột gạo nếp, bánh khi hoàn thành có màu trắng trong như gạo, hoặc màu lá dứa tuỳ theo sở thích và nhu cầu của người làm bánh. Nhân bánh cũng được làm như bánh nướng. Sau khi ép khuôn là có thể dùng ngay mà không cần cho vào lò để nướng.

Bánh trung thu dẻo

bánh trung thu

Ngày nay, các nhà sản xuất bánh trung thu vừa nghĩ ra thêm hàng loạt những chiếc bánh dùng nhân bánh trung thu nhưng vỏ bánh bên ngoài được làm bằng thạch rau câu trông rất đẹp mắt và giá thành cũng tương đối rẻ.

Đồ chơi trung thu

Ngày xưa mặt nạ và đèn ông sao là 2 loại đồ chơi phổ biến nhất trong dịp Tết Trung Thu, các loại mặt nạ thường được làm bằng những tấm bìa cứng với các nhân vật yêu thích như: đầu sư tử, ông địa, …còn lồng đèn được làm khá đơn giản từ những thanh tre được vót nhỏ, xếp và tạo thành hình ngôi sao, ông trăng, cá chép hoặc các con vật quen thuộc. Sau khi tạo hình xong khung sườn bằng tre, tiếp theo là dán giấy kiếng màu lên, thông thường hay dùng giấy màu đỏ hoặc màu vàng, thêm một vài nét vẽ lên trên để hình ảnh những chiếc đèn lồng trông thật hơn.

đồ chơi trung thu

Ngày nay, mặt nạ trung thu dường như không còn phổ biến ở các vùng thành thị, đèn lồng ông sao dường như cũng không còn, thay vào đó là những chiếc đèn giấy được sản xuất theo công nghiệp hoặc những chiếc đèn điện tử phát ra tiếng nhạc. Tuy có độ an toàn cho trẻ em nhưng lại mất đi một phần nét văn hoá vốn có từ rất lâu đời của người Việt xưa.

Quà tặng trung thu

Đến dịp trung thu, người ta thường có phong tục tặng quà cho nhau. Thông thường quà tặng trung thu chỉ đơn giản chỉ là những chiếc bánh trung thu được tự tay làm hay mua ngoài của hàng được đựng trong những chiếc hộp thật đep. Ngày nay, chiếc hộp đựng bánh cũng mang một ý nghĩa nhất định, truyền tải được nhiều thông điệp và được thiết kế một cách cầu kỳ. Đây cũng được coi là dịp để con cháu biếu cho ông bà, cha mẹ những hộp bánh trung thu để cúng tổ tiên cũng như thưởng thức vào dịp trăm rằm.

hộp bánh trung thu

Dù trải qua nhiều năm nhưng nét văn hoá này vẫn còn được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Ngày Tết Trung Thu trở thành một ngày tết sum vầy đối với mọi gia đình Việt và cho dù ở thế hệ nào đi nữa, lưu giữ và truyền lại những nét văn hoá của người Việt cho hậu thế là một việc đáng làm.

Bài viết: Thanh Thảo